Xin visa du học Nhật Bản khi đã lập gia đình có thành công không?
Xin visa du học Nhật Bản không chỉ dành riêng cho những bạn học sinh, sinh viên mà còn dành cho những bạn đã có gia đình nhưng vẫn có mong muốn đến đất nước xinh đẹp này du học. Nhiều người vẫn hay nghĩ rằng có gia đình rồi sẽ rất khó khăn trong việc xin visa. Điều này có thật sự đúng? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau để tìm thấy câu trả lời cho bản thân mình nhé.
Table of Contents
Đã kết hôn có khả năng trượt visa du học Nhật Bản cao?
Có nên du học Nhật khi đã lập gia đình? Với tình trạng hiện nay có rất nhiều đến Nhật du học thì suy nghĩ của số đông luôn là độc thân sẽ dễ dàng xin visa hơn. Nhưng thật ra không phải như thế, việc bạn còn độc thân hay đã lập gia đình rồi thì không phải là tiêu chuẩn để đánh giá xét visa du học Nhật Bản. Vậy nên khi bạn thực hiện hồ sơ xin visa đừng nên khai khống từ kết hôn thành chưa kết hôn bạn nhé. Điều này không chỉ mang đến cho bạn nhiều phiền phức trong quá trình làm hồ sơ du học, mà còn ảnh hưởng rất nhiều về sau này khi bảo lãnh vợ hoặc chồng hay con cái bạn sẽ phải giải trình rất nhiều mà khó có thể giải quyết được.
Thủ tục xin visa du học Nhật Bản dành cho người có gia đình
Về thủ tục xin visa du học Nhật Bản dành cho người có gia đình như sau:
- Hộ chiếu
- Tờ khai xin cấp visa
- Ảnh 4.5cm x 4.5 cm
- Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật
- Tài liệu xác nhận chính xác bản thân và giấy nhập học.
Về thời gian cần thiết nhận kết quả visa du học Nhật Bản là 5 ngày tính từ sau khi bạn nộp đơn. Có một số trường hợp khác sẽ tốn nhiều hơn 5 ngày.
Bạn có được về thăm nhà khi du học Nhật không?
Thời hạn về nước thăm gia đình
Ngoài chuyện lo lắng không biết khi đã lập gia đình có được xin visa du học Nhật Bản hay không thì nhiều người còn phân vân vì không biết có được về thăm gia đình khi đang du học không. Câu trả lời chính là khi ở Nhật, bạn vẫn có thể tranh thủ vào những kỳ nghỉ lễ để về thăm gia đình mình. Thông thường thì 1 năm học tại Nhật sẽ có 4 kỳ nghỉ đó là: kỳ nghỉ xuân, kỳ nghỉ hạ và kỳ nghỉ đông với thời gian nghỉ là khoảng 2 tháng.
Thủ tục nhập cảnh tạm thời khi trở về
Đây là thủ tục bạn cần thực hiện khi trở về thăm gia đình trong quá trình du học của mình. Giấy làm thủ tục nhập cảnh tạm thời khi trở về được đặt ở trước khu hải quan tại sân bay có những phiên bản tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung với những phần thông tin cơ bản như tên tuổi, giới tính, tên chuyến bay…
Bạn cần khai những mục như sau:
Mục 1: Bạn đã từng có tiền án tiền sự gì chưa? Thì bạn cần check nào NO.
Mục 2: Hỏi bạn có mang các chất cấm như súng, ma túy… không? thì bạn cũng check vào NO.
Mục 3: Hỏi bạn mang bao nhiêu tiền mặt lên máy bay?
Ở mục này thì các bạn nhớ check vào dòng thứ nhất thì mới có thể quay trở lại Nhật Bản được. Khi bạn check vào dòng này thì hải quan mới đóng dấu để bạn được quay lại Nhật Bản. Còn với ô ở bên trên là lựa chọn thời gian về nước trong khoảng bao lâu thì bạn nên chọn vào ô dưới 1 năm.
Dành cho người du học với gia đình
Đây là cách dành cho những ai đã có gia đình nhưng vẫn muốn du học Nhật mà không phải tốn nhiều thời gian để về thăm nhà. Khi xin visa du học Nhật Bản theo cách này bạn cần chứng mình tài chính bằng sổ tiết kiệm. Với cách này thì bạn có thể sử dụng sổ tiết kiệm hoặc tài sản sở hữu, thu nhập hàng tháng. Hiện nay cách chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm là phương pháp phổ biến nhất vì đây là cách đơn giản, dễ dàng nhất.
Theo phương pháp này thì bạn cần một khoản tiết kiệm có giá trị. Số tiền này càng lớn thì chứng minh tài chính khi du học của bạn càng dễ. Tuy nhiên, bạn cần mở sổ 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa du học Nhật Bản.
Nếu như bạn không đủ khả năng về tài chính để chứng minh thì còn một cách dễ dàng hơn là có người bảo lãnh. Người bảo lãnh tài chính sẽ chịu trách nhiệm về các khoản phí của bạn, nên có thể là bố mẹ hoặc người thân thích hoặc cũng có thể là bất kỳ người nào đó. Điều kiện là người bảo lãnh có mối quan hệ ràng buộc và đã được ứng mình. Tuy vậy thì không phải ai cũng đủ điều kiện để bảo lãnh và người này cần có thu nhập đủ để chi trả chi phí du học. Số tiền phải được chứng minh bằng thu nhập tích lũy hàng tháng.
Một số quyền lợi của người phụ thuộc đi cùng được hưởng
Khi bạn du học Nhật và đi cùng gia đình mình, thì người phụ thuộc đi cùng bạn còn có những quyền lợi được hưởng cần nên biết:
Nếu du học sinh học đại học hoặc thấp hơn thì vợ hoặc chồng sẽ được phép đi làm thêm là 20 giờ/tuần và nếu như bạn học thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì thời gian sẽ không bị giới hạn.
Nếu bạn có con và dưới 18 tuổi thì sẽ được hưởng mức học phí cho học sinh đang phụ thuộc.
Như vậy đấy, thật ra không chỉ riêng những bạn sinh viên hay độc thân mới có sự ưu tiên khi xin visa du học Nhật Bản. Việc bạn thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó hiểu thật rõ vấn đề của bản thân mình, những điều bản thân cần chuẩn bị là gì thì mới có cơ hội nhận được thành công nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu quá rõ, ngại ngần thủ tục quá nhiều rắc rối có thể sử dụng DỊCH VỤ TƯ VẤN DU HỌC NHẬT BẢN để được hỗ trợ.