Chi tiết hướng dẫn đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm

Chi tiết hướng dẫn đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm

April 18, 2019 0 By Embassy Staff

Vietnamembassy-uae.org xin được tổng hợp toàn bộ những kiểm điểm, đánh giá phân loại đảng viên cuối năm 2018 đầu năm 2019. Theo đó, các đảng viên có thể kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; đánh giá, tự đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên để biết được những thành tựu mình đã đóng góp được trong một năm đã trôi qua.

Hướng dẫn đánh giá, phân loại đảng viên cuối năm 2018 đầu năm 2019

VỀ KIỂM ĐIỂM

1. Đối tượng thực hiện kiểm điểm:

Tất cả đảng viên tại đơn vị, trừ Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng.

2. Nơi kiểm điểm:

– Đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt.

– Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức Đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất có tổ chức kiểm điểm mà mình tham gia, cụ thể như sau:

3. Nội dung kiểm điểm:

Đối với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; việc học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác của bản thân.

– Phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Đối chiếu với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình, đồng thời phê phán cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, xây dựng. Tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm. Tính trung thực, khách quan, chân thành trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ.

– Thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đổi mới phương pháp công tác và lề lối làm việc; chấp hành và bảo vệ, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

– Ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành phân công của tổ chức, quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

– Về khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm thời gian qua (nếu có)

* Lưu ý: Khi kiểm điểm về thực hiện chức trách, nhiệm vụ cần đi sâu làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân và giữ gìn đoàn kết nội bộ. Sau kiểm điểm, cá nhân tiếp thu, hoàn chỉnh bản tự kiểm điểm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Đối với Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Ngoài những nội dung nêu tại Điểm 2.2.1 còn phải kiểm điểm sâu sắc các nội dung sau:

– Kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành; việc quy tụ, đoàn kết nội bộ; thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng.

– Tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, đơn vị; làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể.

– Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.

– Việc xây dựng chương trình hành động của cá nhân thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

3. Các bước kiển điểm:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm điểm

– Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và gửi trước cho các thành viên ít nhất 03 ngày để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia, góp ý.

– Đảng viên chuẩn bị bản kiểm điểm (theo mẫu 01-HD đính kèm); lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú (theo mẫu 02-HD đính kèm); khai Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên (theo mẫu đính kèm).

– Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cấp trên gợi ý kiểm điểm bằng văn bản đối với tập thể, cá nhân thuộc cấp mình quản lý (nếu thấy cần).

Báo cáo kiểm điểm tập thể và bản kiểm điểm cá nhân phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân; giải trình những nội dung gợi ý kiểm điểm, ý kiến đóng góp (nếu có).

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm

– Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; cấp uỷ viên, cán bộ lãnh đạo kiểm điểm trước, đảng viên kiểm điểm sau.

– Người đứng đầu chủ trì kiểm điểm định hướng các nội dung cần tập trung thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để kết luận và hoàn thiện báo cáo kiểm điểm của tập thể.

– Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể đóng góp ý kiến, cá nhân tiếp thu, người chủ trì kết luận (khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; khi kiểm điểm ở chi bộ thì báo cáo tóm tắt kết quả đã kiểm điểm trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.

– Trong quá trình kiểm điểm, nếu có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo cấp có thẩm quyền xác minh, làm rõ.

* Lưu ý: Đối với cá nhân, Bản kiểm điểm đảng viên hàng năm được làm thành 02 bản (01 bản lưu tại Đảng bộ, chi bộ; 01 bản gửi về Đảng ủy Bộ kèm theo Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên và Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú để theo dõi và lưu hồ sơ).

VỀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI

Việc đánh giá, phân loại đảng viên phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và chức trách, nhiệm vụ được giao.

1. Đối tượng: Đảng viên trong toàn đơn vị (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng).

2. Nội dung: Theo nội dung kiểm điểm đảng viên.

3. Phân loại chất lượng đảng viên.

Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phải có trên 2/3 số đảng viên chính thức của chi bộ bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được đánh giá đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc được đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được tặng “Bằng khen” cấp Bộ, ngành.

Số đảng viên được phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và đề nghị khen thưởng không vượt quá 15% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”; đối với chi bộ có dưới 07 đảng viên thì không quá 01 đồng chí; đảng bộ, chi bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc thì số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể tăng thêm nhưng không quá 20% trong số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng chưa đủ điều kiện đạt mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và phải có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được đánh giá đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ: Là đảng viên cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được đánh giá đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” trở lên.

Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ: Là đảng viên đang chấp hành kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thời hạn 1 năm hoặc vi phạm một trong các khuyết điểm dưới đây và có trên 1/2 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành:

– Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ chi bộ giao.

– Phân loại cán bộ, công chức, viên chức ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.

– Vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm hoặc vi phạm khác ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và vị trí công tác của đảng viên đó.

– Không chấp hành phân công của tổ chức hoặc là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ.

Một số điểm lưu ý trong đánh giá, phân loại đảng viên:

– Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn phân loại, cá nhân tự đánh giá, phân loại; chi bộ đánh giá, phân loại bằng hình thức bỏ phiếu, công bố kết quả phân loại và báo cáo cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định.

– Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm nhiều chức vụ công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức vụ đảm nhiệm chính và cao nhất.

– Đảng viên nghỉ ốm từ 3 tháng trở lên không phân loại đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.

– Đảng viên phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, phân loại. Những đảng viên vắng mặt chưa được đánh giá, phân loại thì chi bộ tổ chức đánh giá, phân loại vào cuộc họp gần nhất khi đảng viên có mặt.

– Đảng viên đã được phân loại chất lượng, nhưng sau đó phát hiện có khuyết điểm hoặc không đảm bảo điều kiện của mức đã phân loại thì cấp uỷ cơ sở hủy bỏ kết quả và chỉ đạo phân loại lại.

– Không tổ chức đánh giá, phân loại đối với đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.

* Các Đảng bộ, chi bộ tổng hợp Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên năm 2017 (theo mẫu 03-HD, 04-HD, 05-HD đính kèm).

VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng định kỳ

– Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở xét tặng Giấy khen đối với đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.

– Đảng ủy Bộ xét tặng Giấy khen đối với: Đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm của các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ, các Ban của Đảng ủy Bộ.

– Đảng ủy Bộ xét, đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương xét tặng Bằng khen đối với đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 05 năm liền.

2. Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng không theo định kỳ

Ngoài việc khen thưởng cho tổ chức đảng, đảng viên theo định kỳ nêu trên, các cấp ủy đảng cần quan tâm xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng kịp thời đối với tổ chức đảng cấp dưới có thành tích đặc biệt xuất sắc, là điển hình tốt trong Đảng bộ về từng lĩnh vực, đối với đảng viên trong một số trường hợp được các tổ chức quốc tế trao giải thưởng.

3. Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng

– Danh sách đề nghị khen thưởng (theo mẫu 06-HD đính kèm).

– Báo cáo thành tích của tổ chức đảng đề nghị tặng Cờ, Bằng khen của Đảng ủy Khối; đề nghị Đảng ủy Bộ tặng Giấy khen (theo mẫu 07-HD đính kèm).

– Báo cáo thành tích của đảng viên đề nghị tặng Bằng khen của Đảng ủy Khối; đề nghị Đảng ủy Bộ tặng Giấy khen (theo mẫu 08-HD đính kèm).

– Báo cáo thành tích của đảng viên đề nghị khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc.

– Bản sao Giấy khen, Bằng khen hoặc quyết định khen thưởng của các cấp ủy đảng, chính quyền trong giai đoạn đề nghị khen thưởng và biên bản họp của đảng ủy, chi bộ.

* Lưu ý: Hồ sơ đề nghị Đảng ủy Khối khen thưởng gửi 02 bản báo cáo thành tích; Đảng ủy Bộ khen thưởng gửi 01 bản báo cáo thành tích. Cá nhân và tập thể đề nghị khen thưởng phải đảm bảo số buổi sinh hoạt Đảng trong năm đúng quy định.

Các cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Bộ báo cáo kết quả kiểm điểm của tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên (theo mẫu gửi kèm) và Hồ sơ đề nghị khen thưởng về Đảng ủy Bộ (qua Văn phòng Đảng – Đoàn thể) trước ngày 20/12/2018, nếu quá thời hạn nêu trên sẽ không được bình xét thi đua, khen thưởng.

Hoàn thành việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) trong quý I/2018
Đó là yêu cầu trong Hướng dẫn số 51-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Đảng.

Yêu cầu việc học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận là trách nhiệm chung của mọi cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên cần nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 6, khoá XII của Đảng, đặc biệt là những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân.

Các cấp ủy đảng lựa chọn hình thức tổ chức học tập, quán triệt và xác định nội dung cần quán triệt cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp.

Các Đảng viên sau khi tham gia lớp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) sẽ phải viết báo cáo thu hoạch. Sau học tập, quán triệt, mỗi đảng viên cần nắm vững, hiểu rõ những nội dung của các nghị quyết, nhất là các nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác, từ đó tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Cấp ủy các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả học tập của cán bộ, đảng viên; đồng thời sơ kết, tổng kết kịp thời việc học tập, quán triệt cũng như tổ chức thực hiện nghị quyết, coi đây là yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm việc học tập, quán triệt nghị quyết hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 mà VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Nội dung chi tiết điều kiện kết nạp Đảng 2019 mới nhất